Nếu bạn muốn tiếp cận và thu hút các Fan và Follower trên mạng cộng đồng – biến họ trở thành khách hàng “phải” trả tiền cho mình, bạn cần lên một kế hoạch social media có mục tiêu rõ ràng. Nếu như bạn không làm như vậy, thì bạn sẽ không thể tạo ra một cộng đồng Fanpage vững mạnh, kéo theo thương hiệu của bạn sẽ bị ảnh hưởng, sụt giảm doanh thu.
Trên thực tế có rất nhiều kế hoạch Social Media Marketing được thực hiện thành công, tuy nhiên vẫn xuất hiện những thất bại, những rủi ro. Nếu bạn đang xây dựng một thương hiệu mới thì bài viết sau đây có thể giúp ích được cho bạn.
1. Điều tra, tìm hiểu công chúng của bạn:
Sở thích, thông tin của công chúng. Những vấn đề hay được họ nhắc tới trên mạng xã hội, những vấn đề mà họ cần giải quyết trong lĩnh vực của doanh nghiệp bạn.
2. Khai thác các mạng xã hội mà công chúng đang tập trung sử dụng:
Công chúng của bạn đang sử dụng chủ yếu Facebook, Twitter, Instagram, Youtube hay mạng xã hội nào khác, đây là nhiệm vụ của bước 1. Còn nhiệm vụ của bước 2 sẽ là việc bạn xây dựng các Fanpage, kênh trên các mạng xã hội đó. Hãy bám theo khách hàng của bạn bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào trên mạng xã hội, việc này sẽ giúp tăng nhận diện thương hiệu, thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp và công chúng mục tiêu.
3. Xác định các chỉ số KPI (chỉ số đánh giá thực hiện công việc):
Những chỉ số KPI sẽ đo lường quá trình thực hiện mục tiêu. Bạn muốn nỗ lực truyền thông xã hội phục vụ cho mục đích tăng tương tác, tăng tiếp cận, hay đơn giản là tăng fan, tăng lượng người theo dõi. Việc xác định rõ các chỉ số KPI sẽ giúp bạn tập trung nguồn lực đúng hướng và theo sát tiến trình thực hiện kế hoạch hơn.
4. Tạo một Playbook về Social Media Marketing:
Và cái Playbook này nên mô tả 1 cách chi tiết các KPI bạn đặt ra, hồ sơ về công chúng mục tiêu, hình ảnh thương hiệu đọng lại trong tâm trí khách hàng. Chiến dịch, sự kiện quan hệ công chúng, cuộc thi, hình ảnh nội dung, kế hoạch quản lý,… Hãy chắc chắn rằng các chiến lược mà bạn áp dụng là duy nhất với từng kênh Social Media.
5. Phân bổ nhân sự phù hợp:
Đảm bảo tất cả mọi người luôn trong tư thế sẵn sang thực hiện chiến dịch. Phân chia công việc cho từng người trong đội một cách công bằng nhất có thể. Ví dụ, một người phụ trách đăng bài trên blog, trên các fanpage trên mạng xã hội, người sẽ phản hồi những thắc mắc của công chúng, người sẽ theo dõi, tổng hợp số liệu và báo cáo.
6. Dành 30-60’ khởi động mỗi tuần:
30 – 60 phút là khoảng thời gian cần thiết để lên lịch trình cho các bài post trên Twitter, Facebook, Linkedln, Pinterest,…
Đưa ra một số ý tưởng nội dung ban đầu, liên kết chúng với nội dung của riêng bạn, và nội dung bên ngoài, điều này sẽ tạo được sự hứng thú và hữu ích cho công chúng.
7. Triển khai kế hoạch nội dung marketing:
Kế hoạch nội dung marketing cần có chủ đề, caption, các bài viết liên quan, nguồn link dẫn, nguồn bài viết, lịch trình thực hiện nội dung,…
8. Đăng nội dung phù hợp định hướng, xen kẽ các chủ đề nóng hổi được công chúng quan tâm:
Ngoài các nội dung có trong kế hoạch, bạn cũng đừng quên chia sẻ với công chúng những tin tức nóng hổi liên quan đến lĩnh vực mà công chúng quan tâm. Ngay khi một tin “nóng hổi” xuất hiện có liên quan đến lĩnh vực hay thương hiệu của doanh nghiệp, bạn nên chia sẻ bằng cách thể hiện quan điểm từ góc nhìn doanh nghiệp bạn, để cùng công chúng bàn luận về vấn đề đó.
9. Tạo sự khác biệt về nội dung giữa các kênh xã hội:
Đừng đăng cùng một tin lên tất cả mọi nơi – luôn nhớ rằng công chúng của bạn là ai trên mỗi kênh xã hội, và cách họ tương tác cũng khác nhau, thậm chí 1 người có thể dùng nhiều kênh khác nhau và việc họ nhìn thấy những nội dung của doanh nghiệp được “copy – paste” từ kênh này sang kênh khác.
10. Ủy quyền cho ai đó quản trị các kênh xã hội:
Bạn không thể đưa thông tin lên fanpage và để đó, thi thoảng tương tác với công chúng. Bạn nên ủy quyền cho một người có thể quản trị page, đó sẽ là người đại diện thương hiệu trên mạng xã hội, truyền thông, phản hồi, và chăm sóc công chúng. Người đó phải thật sự ý thức được trách nhiệm với những nội dung được post lên, những comments, feedback,… Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) chính là nền tảng cho sự thành công trong Social Media Marketing.
11. Đo lường kết quả:
Việc báo cáo kết quả thực hiện chiến dịch cũng cần được lên lịch cụ thể. Báo cáo theo tuần, tháng, giai đoạn,…phụ thuộc vào mục tiêu và tiến trình thực hiện của chiến dịch.
12. Theo sát tiến trình thực hiện kế hoạch và có phương án điều chỉnh kịp thời:
Nếu có một điều gì đó không hoạt động như kế hoạch, hãy điều chỉnh ngay.
Có một cách là sử dụng cùng lúc 2 phiên bản của nội dung và đo lường xem cái nào thành công hơn và sử dụng nó trong tương lai.