Sự Khác Nhau Giữa Phim Phóng Sự Và Phim Tài Liệu

Khái Niệm

Phim tài liệu truyền hình

Cho tới nay, trên thế giới có rất nhiều quan niệm về phim tài liệu. Tuỳ theo góc độ nghiên cứu khác nhau của các tác giả sẽ có những quan niệm riêng về thể loại này.

Khái niệm về phim tài liệu truyền hình

Phim tài liệu truyền hình là một thể loại báo chí truyền hình nằm trong nhóm thể loại chính luận nghệ thuật. Nó nói lên tư tưởng chủ đề, tức là tính chính luận của báo chí, thông qua việc xây dựng hình tượng từ những sự kiện, hiện tượng, con người cụ thể có thật trong đời sống xã hội. Nói cách khác, phim tài liệu truyền hình dùng sự thật để xây dựng hình tượng nghệ thuật, qua đó làm nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ và định hướng cách nhận thức sự thật đó cho công chúng.

Phóng sự truyền hình

Phóng sự truyền hình là thể loại đặc trưng của truyền hình, chuyển tải nội dung thông tin nóng hổi, sinh động đến công chúng ở thời hiện tại, được thể hiện theo trình tự logíc diễn biến của sự kiện, vấn đề… qua dòng hình ảnh và âm thanh của hiện thực mà phóng viên lựa chọn, sắp xếp. Trong quá trình thể hiện phóng sự, chính kiến, thái độ và cảm xúc của phóng viên bộc lộ rõ qua việc phân tích, cắt nghĩa, lý giải sự kiện, vấn đề đó.

Sự giống nhau giữa phóng sự truyền hình và phim tài liệu truyền hình

Xét trên khía cạnh nội dung

Phim tài liệu cũng như phóng sự đều xuất phát là một tác phẩm báo chí, vì thế hai thể loại truyền hình này có những chức năng và đặc trưng của một tác phẩm báo chí

Trước tiên đó là cả phim tài liệu và phóng sự đều chó chức năng truyền tải thông tin đến độc giả.

Cũng như phóng sự, phim tài liệu  cũng phản ánh bám sát vào nhân vật và sự kiện dựa trên cơ sở có thật. Từ những yếu tố trên 2 thể loại truyền hình này đều biểu đạt tác phẩm một cách khách quan và chính xác trước khi đến với khán giả.

Sự chính xác của các tác phẩm phóng sự và phim tài liệu được thể hiện khá nổi bật. Nếu trong sản phẩn  của điện ảnh thì yếu tố “ dàn dựng”  được xem là không thể thiếu thì ở phóng sự và phim tài liệu “ dàn dựng” là một khái niệm rất ít được sử dụng và chính điều đó đã làm nên độ chân thực của tác phẩm hoàn hảo hơn.

Nếu yếu tố “dàn dựng” trong điện ảnh được xem là vật bất li thân và nó thể hiện được yếu tố chủ quan cá nhân của một ai đó. Chúng ta có thể hiểu khái niệm “dàn dựng” trong truyền hình theo một khía cạnh khác hoàn toàn  đó là  việc phóng viên sẽ tái hiện lại những sự kiện vấn đề có thật đã diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể.

Bản chất việc “dàn dựng” là việc tái hiện lại sự việc và mức độ thể hiện vấn đề này ở phóng sự và phim tài liệu là không nhiều. Vì tất cả các phóng viên đều hạn chế việc “dàn dựng”  để làm tác phẩm của mình chân thực hơn.

Xét trên khía cạnh phi nội dung

Cả 2 thể loại đều có điểm chung nổi bật của  một loại hình báo chí, bởi cả phóng sự và phim tài liệu đều là một  tác phẩm báo chí truyền hình. Từ điểm chung này mà cả hai thể loại đều có những đặc điểm chung về đặc trưng và chức năng truyền hình.

Điểm giống nhau dễ nhận thấy nhất đó là cả hai thể loại truyền hình này đều được xây dựng nên bằng những phương tiện sản xuất truyền hình. Đặc biệt là được xây dựng dựa trên một Ê-kip từ khâu lên kịch bản đến thực hiện và hoàn thành sản phẩm.

Phim tài liệu hay phóng sự truyền hình đều phải có một quy trình sản xuất rõ ràng. Từ việc lên ý tưởng  hay xây dựng kịch bản đến khâu tổ chức sản xuất đều phải tuân thủ theo nguyên tắc. Tuy nhiên, việc xây dựng kịch bản phải dựa trên thực tế và được xây dựng trên cơ sở thực tế khách quan diễn ra trong vấn đề, sự kiện đó.

Sự khác nhau giữa phóng sự và phim tài liệu truyền hình

Khác nhau về nội dung

Tính thời sự

Tuy cả hai đều hàm chứa những giá trị thông tin mang tính thời sự nhưng độ nhanh nhạy của hai thể loại truyền hình  này hoàn toàn có sự chênh lệch nhau.

Đối với phóng sự tính thời sự đựoc thể hiện ở góc độ thông tin đựoc cập nhật hàng  ngày một cách nhanh chóng. Có thể nói tính thời sự của phóng sự cao hơn rất nhiều so với phim tài liệu truyền hình. Chính vì thế mà thể loại truyền hình này yêu cầu phóng viên phải nhanh nhạy để có thể nắm bắt và cập nhật sự kiện một cách nhanh nhất có thể. Người phóng viên phải có phản xạ nhanh nhạy truớc những thông tin hằng ngày để có thể cập nhạt đến  độc giả một cách nhanh chóng. Sự nhanh nhạy đó của phóng viên đựoc thể hiện qua tác phẩm của họ chứa đựng những  thông tin chính xác và thời sự mới nhất.

Có thể thấy trong thực tế làm báo có rất nhiều truờng hợp đó xảy ra.Vụ thảm sát ở Yên Bái trong tháng 8 vừa qua đã có rất nhiều trang báo ,kênh truyền hình đưa tin. Mỗi ngày thông tin đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới, một chi tiết mới cho độc giả, thông tin ngày hôm nay có thể là một câu truyện nhưng ngày mai lại hoàn toàn có thể là cả một câu truyện mới, một chi tiết mới.

Điểm này đã khẳng định rằng tính thớị sự đối với phóng sự truyền hình là một yếu  tố rất trọng.

Khác với phóng sự, phim tài liệu có những giá trị thời  sự bao quát hơn. Phim tài liệu sẽ thông qua nhiều góc nhìn khác nhau để khái quát lại thông tin cũng như là một câu truyện trong xã hội.

Góc độ,phuơng pháp phản ánh

Đối với phóng sự, phóng viên phải làmn cho phóng sự của mình có thể “nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy, sờ thấy..” . Truớc tiên phóng viên thể hiện tác phẩm của mình một cách trực tiếp thuờng là thể hiện nội dung ở thời điểm hiện tại bằng nội dung và kịch bản cụ thể và đặc biệt là phải có những hình ảnh, chi tiết độc đáo.

Phim tài liệu tiếp cận cuộc sống ở mức độ khái quát cao hơn, sự kiện và con người trong phim tài liệu được phản ánh như đại diện cho một giai đoạn, một tiến trình, một cộng đồng, một xã hội thu nhỏ…và như vậy giá trị phim tài liệu mang tính khảo cứu. Nó không chỉ có giá trị mang tính thời sự hôm nay mà người ta còn lưu giữ phát sóng trong những năm sau

Khả năng tác động.

Một tác phẩm truyền hình đuợc sản xuất và đánh giá dựa trên khả năng tác động của sản phẩm đó đối với công chúng truyền hình.

Nếu xét trên phuơng diện nội dung thông tin thì phim tài liệu là thể loại có thể đào sâu và khai thác thông tin triệt để hơn so với phóng sự. Tuy nhiên, khả năng tác đông của phóng sự đối với độc giả lại lớn hơn ở tính thời sự của của vấn đề.

Xét về phong cách chuyền đạt thông tin và tiết tấu của phóng sự nhanh hơn so với phim yài liệu điều đó làm khán giả có “xu huớng” tiếp cận phóng sự hiều hơn do với phim tài liệu.

Tiếp cận khai thác nội dung, nhân vật

Phim tài liệu có chủ đích và điều kiện để khai thác nhân vật một cách chủ động Ví dụ:  liên hệ  trước với nhân vật, khảo sát hiện truờng và lên kế hoạch quay phim kỹ lưỡng …

Với phóng sự phóng viên phải luôn nhạy cảm với thông tin nhanh nhạy để có thể nắm bắt thông tin. Phóng sự đựơc thực hiện khi sự kiện diễn ra. Phóng viên phải nắm bắt được thông tin ngay tại hiện truờng, nếu với báo viết phóng viên luôn dùng “ngòi bút” để tường thuật  thì truyền hình ngòi bút là máy quay phim. Để có thể có đựoc những thông tin chi tiết và hình ảnh đắt khi thực hiện tác phẩm thì cả quay phim và biên tập viên cần có sự kết hợp  ăn ý và nhanh nhạy.

Tính định hướng

Phóng sự phản ánh tức thời những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống, sự định hướng thông tin thể hiện ở góc độ câu chuyện mà phóng viên lựa chọn. nó còn thể hiện trong lựa chọn chi tiết và lời bình. Việ lựa chọn nhân vật và trích dẫn các phỏng vấn trong phóng sự cũng thể hiện cách nhìn của tác giả với vấn đề phản ánh.

Phim tài liệu được chuyển tải với mức độ khái quát cao hơn, phim tài liệu tác động đến nhận thức của khán giả thông qua con người và hành động, câu chuyện trong tác phẩm. Những lựa chọn để xây dựng kết cấu phim tài liệu là những định hướng “ẩn” của các tác giả. Sự cảm nhận giá trị của phim được khán giả đánh giá qua ngôn ngữ hình ảnh của tác phẩm. Lời bình của phim tài liệu cũng góp phần địn hướng nhận thức của khán giả. Tuỳ vào phong cách của từng tác giả mà họ sẽ sử dụng mức độ lời bình khác nhau.

Sự khác nhau về hình ảnh

Nếu bản chất sự kiện là yếu tố tạo nên giá trị thông tin cho cả hai thể  loại truyền hình trên thì kỹ năng sử lý hình ảnh và âm thanh của tác giả sẽ làm gia tăng giá trị của sự kiện đó.

Giá trị thông tin của hình ảnh

Đối với phóng sự thì hình ảnh hàm chứa giá trị thông tin thời sự nhiều hơn so với phim tài liệu bởi đó là những câu chuyện đựoc phản ánh hằng ngày và luôn cập nhật thông tin của sự kiện. Hình ảnh phóng sự mang giá trị cụ thể: con người là ai? Địa chỉ câu chuyện, con số và các chỉ dẫn rất cụ thể để khán giả nhận biết.

Trong khi đó phim tài liệu cũng mang đến cho độc gải một câu chuyện thật nhưng giá trị thông tin lại mang tính bao quát hơn. Ví dụ hình ảnh Hà Nội thời bao cấp trongphim tài liệu giúp cho người xem thấy được không gian của một giai đoạn lịch sử nó chi phối toàn bộ xã hội.

 Giá trị nghệ thuật của hình ảnh

Chíng ta không thể phủ định giá trị nghệ thuật của hình ảnh trong bất kỳ thể loại tác phẩm truyền hình nào. Tuy nhiên, giá trị nghệ thuật  đó đuợc bộc lộ ở mức độ nào thì cần so sánh ở các thể loại truyền hình khác nhau.

Với phóng sự, tính nghệ thuật của hình ảnh không cao do sự tác động của môi truờng để tạo nên tác phẩm, điều kiện sáng tác của phóng sự không cho phép chúng ta có thể có đủ thời gian, không gian để sáng tạo và làm nên những cái đẹp trong hình ảnh đựoc. Như chúng ta đã nói sự kiện là cái tạo nên giá trị của tác phẩm trong khi thời gian và không gian không cho phép chúng ta có khoảng trống để sáng tạo những hình ảnh nghệ thuật trong sản phẩm vì chung ta phải chú trọng tập chung khai thác những hình ảnh “ đắt” để thể hiện đựoc sự ảnh huởng của nó đối với cộng đồng.

Khác với phóng sự, phim tài liệu là một thể loại tác phẩm truyền hình có “đất” đẻ sáng tạo hình ảnh. Phim tài liệu thuờng là một câu truyện có kịch bản cụ thể và có thời gian, không gian để chúng ta có thể sáng tạo hình ảnh. Giá trị nghệ thuật trong hình ảnh của phim tài liệu đó là việc chúng ta huớng tới cái đẹp  và nhận thức về cái đẹp không chỉ về nội dung mà còn là hình ảnh.Nếu cái đẹp về nội dung thể hiện ở vấn đề chúng ta phản ánh, sự kiện chúng ta muốn nhắc đến thì đối với hình ảnh sẽ là sự sắp xếp có chủ đích trong các cảnh quay, ánh sáng, câu hình mà chúng ta dùng để phản ánh nội dung.

Sự khác nhau trong việc sử dụng âm thanh.
Dối với một tác phẩm truyền hình thì giá trị của nó không chỉ đựoc thể hiện ở nội dung của sự kiện mà nó còn đựoc bộc lộ bằng hình ảnh và âm thanh. Âm thnah cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá một tác phẩm truyền hình.

Đối với một nguờ quay phim thì đây chính là nơi để họ sáng tạo nghẹ thuật, để họ thể hiện những giá trị đặt biệt của âm thanh trong một tác phẩm truyền hình.

Đối với phim tài liệu thì nguời làm phim sẽ là một chủ thể sáng tạo những hình ảnh những cú máy theo con mắt nghệ thuật của mình. Tuy đây chỉ là giá trị gia tăng trong một tác phẩm báo chí và chỉ là phuơng tiện để có thể chuyển tải thông tin và sự kiện một cách khách quan nhưng nó là một yếu tố rất quan trọng trong tổng thể một sản phẩm.

Sự khác nhau giữa quay phim phóng sự và quay phim tài liệu
Sự khác nhau của hai thể loại truyền hình trên đều thể hiện qua những khía cạnh khái quát và đặc trưng nhất của báo chí. Tuy cùng là một sản phẩm báo chí nhưng cả hai đều thể hiện được nội dung mà sản phẩm sẽ phản ánh đến có ảnh hưởng đến độc giả hay không  và ảnh hưởng ở mức độ nào. Không chỉ hướng tới nội dung của tác phẩm mà cả phóng sự và phim tài liệu đều thể hiện được tính nghệ thuật thông qua việc sử dụng hình ảnh và âm thanh để làm nổi bật lên chi tiết của tác phẩm.

1.Hình ảnh

Đối với quay phim chon các tác phẩm phóng sự, người quay phim sẽ ít có cơ hội để sáng tạo do thời gian  và điều kiện không gian không cho phép. Thường quay phim sẽ phải sử dụng các cảnh fix để tiết kiệm thời gian và để phù hợp với không gian cho phép.

Tuy nhiên, đối với phim tài liệu đây có thể xem là “đất” cho quay phim sáng tạo từ hình ảnh âm thanh đến ánh sáng. Góc máy của quay phim có thể linh hoạt hơn, từ góc cao đến những góc thấp nhất để có thể làm nổi bật lên được tác phẩm và nội dung của tác phẩm

2.Âm thanh

Âm thanh là một yếu tố vô cùng quan trong, đối với phóng sự việc sử dụng âm thanh đơn giản hơn phim tài liệu. Không gian của phim tại liệu rộng hơn bởi thế mà việc quay phim cần phải biết khắc phục vấn đề và sử lí âm thanh tốt hơn để tránh những trường hợp như tạp âm quá lơn, âm thanh thu được không tốt…

3.Ánh sáng

Ánh sáng được xem là một nghệ thuật quay phim. Việc quay phim có thể sử dụng và dung ánh sáng để làm nổi bật lên nhân vật hay vấn đề hay không là một yếu tố quan trọng , nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thông tin

Đối với phóng sự người quay phim sẽ có rất ít không gian và thời gian để có thể thể hiện việc “ chơi sáng” những góc đặt đèn thường đơn giản nhưng phải làm nổi bật được nhân vật.

Đối với phim tài liệu việc “chơi sáng” là một yếu tố quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến độ thành công của tác phẩm. Trong thể laoij truyền hình nà, người quay phim có đủ thời gian, không gian để có thể sử dụng ánh sáng nên cần phải làm nổi được trung tâm vấn đề mà mình càn đề cập đến.

Chính những sự khác nhau này đã tạo nên một ấn tượng riêng cho từng thể loại truyền hình. Nếu phóng sự là những tác phẩm sử dụng hình ảnh, âm thanh, ánh sáng là một yếu tố làm gia tăng giá trị của sự kiện, thì ở Phim tài liệu các yếu trên có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của một sản phẩm phim tài liệu.

Khái niệm

Phim tài liệu truyền hình là  một thể loại báo chí truyền hình nằm trong nhóm thể loại chính luận nghệ thuật. Nó nói lên tư tưởng chủ đề, tức là tính chính luận của báo chí, thông qua việc xây dựng hình tượng từ những sự kiện, hiện tượng, con người cụ thể có thật trong đời sống xã hội. Nói cách khác, phim tài liệu truyền hình dùng sự thật để xây dựng hình tượng nghệ thuật, qua đó làm nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ và định hướng cách nhận thức sự thật đó cho công chúng.

Phóng sự là một thể tài báo chí, phản ánh những vấn đề có tính thời sự, có ý nghĩa chính trị xã hội được bạn đọc quan tâm.Phóng sự có thể viết bằng các bút pháp mang tính văn học. Trong phóng sự có tính nhân vật và cái tôi trần thuật.Phóng sự giúp bạn đọc hiểu sâu hơn, rõ hơn sự việc và chia sẻ được với tác giả những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm.

Phóng sự và phim tài liệu giống nhau như thế nào?

Có thể nói, cả phóng sự và phim tài liệu đều có sự sắp xếp trên cơ sở có thực. Mà người ta hay gọi là “ dàn dựng” tuy nhiên, ý nghĩa của cụm từ “ dàn dựng’ này hoàn toàn khác so với trong điện ảnh. Nếu trong điện ảnh, dàn dựng có ý nghĩa chủ quan của đạo diễn, làm theo ý của người khác. Có thể không đúng với thực tế nhằm tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm của mình. Thì “dàn dựng” trong phóng sự và phim tài liệu lại dựa trên cơ sở tôn trọng sự thật, không “ dàn dựng” theo ý tưởng chủ quan.

Thứ hai, trong phóng sự và phim tài liệu đều có cùng một quy trình sản xuất. Một trong những nhân tố quan trọng trong quy trình sản xuất đó chính là kịch bản. Mà kịch bản là bài viết được thể hiện bằng văn bản, giấy trắng mực đen rõ ràng. Tuy nhiên, không phải tác phẩm nào cũng cần chuẩn bị trước kịch bản. Vì có những trường hợp đặc biệt mang tính thời sự cập nhật tin tức nhanh chóng thì chỉ cần định hình rõ trong đầu và thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, với cả hai thể loại này đều cần phải có ý tưởng và kịch bản rõ ràng. Nếu trường hợp không kịp viết kịch bản thì phải lập ý tưởng mang tính sáng tạo cao.

Như vậy, có thể nói phim tài liệu và phóng sự đều là những tác phẩm truyền hình, cập nhật tin tức, thông tin đến cho công chúng. Hơn nữa, nó đều chuyển đến thông điệp, những ý nghĩa quan trọng về nhân cách con người. Cũng như những cách ứng xử có văn hóa, có đạo đức và có lối sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Phóng sự và phim tài liệu khác nhau như thế nào?

Mặc dù đều là thể loại báo chí, nhưng giữa phóng sự và phim tài liệu vẫn có những đặc trưng riêng. Mỗi đặc trưng này đều góp phần cho từng thể loại đặc sắc hơn và phù hợp với thực tế hơn.

Đối với phóng sự

Có thể nói, nội dung của tác phẩm phóng sự mang tính thời sự cao hơn, là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Vậy nên, cần phải được cập nhật nhanh chóng, những vấn đề mới mà không lường trước được điều gì có thể xảy ra. Ví dụ, như vụ thảm sát 4 người ở Yên Bái sau khi nhận được thông tin, ngay lập tức những nhà báo nhanh chóng đến và làm tác phẩm phóng sự nhằm phản ảnh thực tế và một số khía cạnh của vụ việc. Mặc dù vẫn chưa biết rõ nguyên nhân từ phía cơ quan chức năng.

Xét về mặt hình ảnh của tác phẩm phóng sự chủ yếu chỉ mang giá trị thực tế, không có sự sáng tạo nhiều. Vậy điều gì đã giúp cho tác phẩm phóng sự có giá trị?

Thứ nhất, sự kiện đó phải được nhiều người quan tâm. Bởi nếu ít người biết đến, thông tin đó sẽ không có tác động mạnh đến công chúng. Vì vậy, lựa chọn sự kiện, chủ đề được nhiều người quan tâm là yếu tố tiên quyết tạo nên giá trị của tác phẩm phóng sự.

Thứ hai, thời gian cập nhật phải nhanh chóng, gần như là làm Tin. Bởi nếu sự kiện đó diễn ra lâu, mà chúng ta mới phản ánh thì giá trị sẽ không còn được như trước nữa. Vì đã có rất nhiều bài phóng sự khác chen lấn rồi.

Thứ 3, lựa chọn góc độ phản ánh. Với một sự kiện việc lựa chọn góc độ phản ánh rất quan trọng. Nếu biết lựa chọn góc độ, khía cạnh được nhiều người quan tâm thì sự kiện đó rất nóng hổi. Thế nhưng, cũng là sự kiện đó mà bạn lựa chọn góc độ ít người quan tâm thì nó trở thành “ hư danh” với công chúng mà thôi.

Thứ tư, các chi tiết của hình ảnh góp phần làm nên giá trị tác phẩm. Điều gì giúp bạn khẳng định được vấn đề này. Trên thực tế, không phải bạn trau chuốt hình ảnh sao cho sắc nét, sáng nhất, góc máy chuẩn nhất mà có thể tạo nên giá trị. Bởi thực tế, dù bạn quay bằng điện thoại, chất lượng kém nhưng hình ảnh đó đắt giá, đáng chú ý thì vẫn được nhiều người quan tâm hơn. Đó mới là người biết “ chộp” lấy thời cơ.

Thứ 5, tiếng động cũng ảnh hưởng khá cao đến giá trị tác phẩm. Bởi hình ảnh tốt, âm thanh tốt nhưng tiếng động hiện trường không tốt sẽ làm cho người xem không hiểu được sự kiện đó là gì?, có thực tế hay không?

Như vậy, một tác phẩm phóng sự hay, độc đáo là tác phẩm có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. Và một nhà báo giỏi, nhà quay phim giỏi chúng ta không chỉ phải tìm được sự kiện được nhiều người quan tâm mà cần phải làm gia tăng thêm những giá trị vốn có của tác phẩm. Nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng đồng thời phản ánh đúng sự thật, khách quan và nhanh chóng. Phải biết biến máy quay thành ngòi bút, nhanh nhạy, nhìn thấy những gì diễn ra phải chớp lấy thời cơ và ghi lại hình ảnh ngay lập tức.

Đối với phim tài liệu

Nội dung phim tài liệu mang tính bao quát hơn, lớn hơn. Từ nhiều câu chuyện khác nhau có thể tập hợp và làm nên một bộ phim tài liệu. Những câu chuyện ấy có ý nghĩa hướng đến đạo đức và giáo dục ý thức con người. Đó là những giá trị mang tính quy luật của cuộc sống kẻ giàu- người nghèo, thiện- ác, những mâu thuẫn, tranh chấp đang diễn ra hàng ngày….Từ đó, đưa chúng ta đến những chân lý của cuộc sống cho và nhận, cũng như cách làm người, giáo dục con người trở nên lương thiện hơn, có nhân cách, có đạo đức hơn.

Nếu như phóng sự mang giá trị thực tế, thì phim tài liệu mang đến cho chúng ta giá trị nghệ thuật cao hơn. Có thể đó là một chủ thể được xác định, được sáng tạo bằng việc sử dụng các ống kính, góc máy và kĩ xảo quay khác nhau. Đồng thời, sử dụng lời bình, âm thanh, tiếng động độc đáo, mới mẻ sẽ thu hút được nhiều người xem.  Và tác phẩm ấy sẽ được công chúng đánh giá hay- dở, thu hút hay không thu hút, có mang đến những ý nghĩa, chân lý của cuộc sống hay không?

Từ đó, dẫn đến các xu hướng làm phim tài liệu khác nhau.
Tác phẩm phim tài liệu có chủ đích khai thác các thông tin một cách rõ ràng. Thông qua

Cách chọn nhân vật
Khảo sát hiện trường trước khi bấm máy , xem có gì đặc biệt. Từ đó, giúp người quay phim có thể làm chủ được không gian quay, và những câu chuyện đang diễn ra.
Người làm phim tài liệu phải khai thác các hành động của nhân vật, cũng như chuẩn bị cho quá trình làm phim.

KẾT LUẬN

Có thể nói, cách quay phóng sự và phim có những điểm tương đồng nhưng cũng có những đặc trưng riêng. Đối với phóng sự hình ảnh, giá trị nghiêng về thực tiễn. Còn với phim tài liệu nghiêng về giá trị khảo cứu, khái quát và nghệ thuật, Nghiên cứu vê phóng sự và phim tài liệu giúp cho chúng ta những hiểu biết cách tiếp cận đề tài cũng như cách quay xử lý hình ảnh hiệu quả nhất. Từ đó, giúp sinh viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong học tập và làm việc để trở thành người quay phim tốt, một nhà quay phim chuyên nghiệp.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Bài Liên quan

Hotline: 0984771144Facebook MessengerZalo: 0984771144
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x