Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các doanh nghiệp mới thành lập, nguồn vốn hạn chế là một trong những bất lợi lớn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp này thường không muốn chi nhiều tiền cho ngân sách Marketing. Thay vào đó họ sẽ dành tiền cho các hoạt động mà họ nghĩ là quan trọng hơn.
Tuy nhiên, các chủ doanh nghiệp cần phải nhận thức được rằng, hoạt động Marketing có vai trò sống còn đối với thành công và hoạt động lâu dài của doanh nghiệp, bởi đây chính là quá trình tạo ra khách hàng mới, đồng thời thúc đẩy doanh số bán hàng.
Digital Marketing – kênh truyền thông được xem là phù hợp với mọi nguồn ngân sách đang trở thành một xu hướng tiếp thị đáng quan tâm của các chủ doanh nghiệp. Digital Marketing có khả năng hỗ trợ cho công việc kinh doanh, đồng thời tiết kiệm cho doanh nghiệp một khoản ngân sách đáng kể. Có nhiều công ty/tổ chức sau khi áp dụng kế hoạch Marketing theo định hướng Digital đã mở rộng việc kinh doanh với doanh thu tăng gấp 2.8 – 3.3 lần so với bình thường.
Nếu bạn muốn đạt được kết quả tương tự thì điều mà bạn cần bắt tay vào làm ngay là thực hiện một chiến lược Digital Marketing. Cũng giống như bất kỳ một hoạt động nào khác, bạn cần phải nắm vững những yếu tố cần thiết để tạo nên một chiến dịch hiệu quả.
Bài viết sau sẽ trình bày về 4 hoạt động quan trọng nhất – được xem là “tứ trụ” – của một chiến dịch Digital Marketing. Cụ thể, các hoạt động đó bao gồm:
- Nghiên cứu Thị Trường
- Xây dựng chiến lược Marketing
- Thực hiện
- Phân tích và tối ưu hóa hoạt động Marketing
1. Nghiên cứu thị trường:
Ngày nay, người tiêu dùng có thể mua hàng bằng vô số hình thức mà họ muốn. Hơn 80% đồng ý rằng hầu hết các kênh Digital mà họ đang sử dụng đều có thể phục vụ cho việc mua hàng. Ưu điểm của Digital Marketing là có thể gom những người trong cùng một phân khúc lại với nhau. Để xác định cụ thể phân khúc của bạn trên kênh online, hoạt động Nghiên cứu thị trường (NCTT) là vô cùng quan trọng.
1.1 Tại sao NCTT lại quan trọng ?
- NCTT giúp bạn thấu hiểu khách hàng tốt hơn.
- NCTT giúp bạn xác định cụ thể đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.
- NCTT giúp bạn thiết kế một chiến lược Marketing phù hợp.
- NCTT giúp bạn lập một kế hoạch Marketing ít rủi ro hơn.
- NCTT giúp bạn tối ưu hóa các công cụ Digital Marketing dựa trên nguồn ngân sách mà bạn có.
1.2 Làm thế nào để thực hiện NCTT ?
- Xác định rõ sản phẩm/dịch vụ cốt lõi mà doanh nghiệp muốn cung cấp cho thị trường.
- Xác định rõ USP của sản phẩm/dịch vụ.
- Xác định rõ đối tượng mục tiêu của sản phẩm/dịch vụ đang hướng tới (nhân khẩu học, giới tính, độ tuổi, sở thích, …)
- Xác định rõ mục tiêu của chiến dịch Digital Marketing (có thể là: dẫn đầu thị trường, tăng lượng Follower trên các kênh Social Media, đẩy mạnh độ nhận diện thương hiệu, thúc đẩy doanh số, …)
- Xác định rõ đối tượng mục tiêu và kiểm tra lại các hoạt động họ vừa thực hiện trên các kênh Social Media hoặc các kênh Digital khác.
2. Xây dựng chiến lược Marketing:
Đẩy mạnh truyền thông bằng cách tích hợp các công cụ Digital Marketing là một phương pháp được nhiều marketer áp dụng. Theo đó, các nhãn hàng thường có xu hướng tiến hành trên nhiều phương tiện khác nhau như Display Ads, Mobile, Social hoặc Viral Video. Tuy nhiên, để chiến dịch được triển khai một cách hiệu quả nhất, trước tiên, bạn cần xây dựng một chiến lược Marketing chặt chẽ.
Có một chiến lược Marketing hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa sức mạnh của các công cụ thực thi Marketing.
2.1 Tại sao chiến lược Marketing quan trọng ?
- Chiến lược Marketing cho bạn thấy được một lộ trình tổng quát nhất về Marketing.
- Chiến lược Marketing giúp bạn tiếp cận mục tiêu kinh doanh một cách rõ ràng hơn.
- Chiến lược Marketing giúp bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu hiệu quả hơn.
- Chiến lược Marketing cũng giúp bạn sử dụng nguồn ngân sách của mình một cách “khôn ngoan” nhất có thể.
- Có một chiến lược Marketing tốt sẽ giúp bạn thúc đẩy hoạt động Marketing và tạo ra lợi nhuận cho công ty.
2.2 Làm thế nào để xây dựng một chiến lược Marketing ?
- Thiết lập mục tiêu (ngắn hạn và dài hạn)
- Lựa chọn cách tiếp cận: Marketing trực tiếp hay Marketing gián tiếp
- Lựa chọn kênh Digital Marketing và chiến thuật
- Thiết kế các chương trình chiêu thị hấp dẫn
- Vạch ra cách thực hiện từng bước để triển khai trên từng kênh
2.3 Các chiến lược và kênh Digital Marketing nào được sử dụng nhiều nhất ?
- SEO (Search Engine Optimization)
SEO là quá trình làm cho webstie của bạn có thứ hạng cao trong trật tự xếp hạng của các cỗ máy tìm kiếm. Phương thức này thật sự quan trọng trong chiến dịch Digital Marketing của bạn bởi đã có hơn 93% các doanh nghiệp đã và đang sử dụng Search Engine Optimization – Tối ưu hoá đối với các cỗ máy tìm kiếm. Quan trọng hơn, hơn 59% khách hàng đang sử dụng Search Engine để tự đáp ứng nhu cầu mua hàng mỗi tháng. Kênh này nên được đầu tư nhiều đối với những doanh nghiệp có mục tiêu dài hạn là được xuất hiện trong trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm trên Google.
- Social Media Marketing (tự nhiên hoặc trả tiền)
Social Media Marketing là quá trình sử dụng các mạng xã hội nhằm tăng độ phủ của thương hiệu, điều hướng nội dung và tối đa hóa việc kết nối các đối tượng mục tiêu của thương hiệu. Số lượng người sử dụng Social Media đã tăng thêm 25% vào năm 2015, đó là lý do vì sao tại một số doanh nghiệp, ngân sách dành cho Digital Marketing đã được đầu tư tăng lên gấp rưỡi. Kênh này dành cho những doanh nghiệp muốn tăng mức độ nhận diện thương hiệu, tiếp cận được với nhiều người, điều hướng thị trường, chuẩn bị tổ chức các cuộc thi hoặc chương trình chiêu thị.
- Pay Per Click Marketing (PPC)
Pay Per Click Marketing là quá trình sử dụng các mẫu quảng cáo trả tiền như Google Adwords nhằm tiếp cận đến những khách hàng tiềm năng đang có nhu cầu sử dụng hoặc tìm kiếm thêm thông tin về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Ưu điểm của PPC là có thể thu được một lượng traffic cao trong một khoảng thời gian rất ngắn. Phương pháp này được dành cho những doanh nghiệp muốn tăng lượng traffic một cách nhanh chóng, dẫn đầu thị trường, thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận.
- Facebook Marketing
Facebook Marketing là quá trình sử dụng và tối đa hóa các nền tảng quảng cáo trên Facebook để thúc đẩy mức độ nhận diện thương hiệu và tiếp cận đến nhiều khách hàng online. Bạn hầu như có thể tiếp cận với hầu hết các phân khúc khách hàng nói chung bằng cách nghiên cứu xem những Group và Page nào mà đối tượng mục tiêu của bạn thường xuyên lui tới. Công cụ này sẽ phù hợp cho những doanh nghiệp muốn sử dụng Facebook để tiếp cận thị trường. Khả năng gia tăng lượt traffic bằng công cụ này là rất tiềm năng.
3. Thực hiện:
Quảng cáo truyền thống đang mất dần chỗ đứng. Bằng chứng là ngân sách dành cho hình thức quảng cáo này đang được rót dần sang các quảng cáo online thay vì quảng cáo trên truyền hình như trước đây. Dự báo xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục ở nhiều doanh nghiệp. Theo thống kê, có 72% người dùng muốn tiếp cận với thương hiệu thông qua các kênh truyền thông Digital mang tính tích hợp, vì vậy, đây chính là lúc để bạn triển khai hoạt động thứ 3 của quá trình thực hiện một chiến dịch Digital Marketing – Quá trình thực hiện.
Sử dụng linh hoạt các công cụ Marketing và bám sát chiến lược Marketing đã đề ra để tối ưu hóa hoạt động truyền thông
3.1 Ba điều lưu ý khi thực hiện chiến dịch Marketing
- Xác định rõ cách làm (từng bước) và những nguyên tắc khi thực hiện Marketing
- Bám sát kế hoạch và chiến lược đã đề ra
- Triển khai các hoạt động một cách nhất quán
3.2 Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là một quá trình khám phá và tạo ra những từ khóa phù hợp, mang tính ứng dụng cao. Với Semantic Search, nó sẽ giúp bạn chuyển đổi những từ khóa phổ thông thành những từ khóa có đuôi dài hơn và phù hợp ngữ nghĩa. Vậy, làm thế nào để nghiên cứu từ khóa?
- Top các công cụ nghiên cứu từ khóa thường được sử dụng
– Google Adwords Keyword Planner – Ubersuggest – Bing Keywords Research Tool
- Công thức để xác định một từ khóa phù hợp
Xuất phát từ từ khóa gốc (ngắn) Ví dụ: Từ khóa gốc của công ty bạn là: “Digital Marketing” – Ta lấy từ khóa gốc + “công ty” => “Công ty Digital Marketing” – Hoặc từ khóa gốc + “dịch vụ” => “Dịch vụ Digital Marketing” Công thức cho những từ khóa có đuôi vừa hoặc dài – Từ khóa gốc có lượng truy xuất cao, thường bao gồm 1 – 2 từ (Ví dụ: Du học, Digital Marketing, …) – Từ khóa có đuôi vừa có lượng truy xuất trung bình, thường bao gồm 2 – 3 từ (Ví dụ: Du học Đức, Digital Marketing Agency, …) – Từ khóa có đuôi dài có lượng truy xuất thấp, thường bao gồm 3 – 5 từ (Ví dụ: thủ tục du học Mỹ, Digital Marketing Agency tuyển dụng, …)
3.3 Xây dựng content đột phá:
Content có tính đột phá là điều rất quan trọng và được xem là cốt lõi trong mỗi chiến dịch Digital Marketing. Đó chính là lý do vì sao 73% những người làm Marketing cho các công ty B2B đều có những chiến lược phát triển nội dung riêng cho mình. Content là công cụ hỗ trợ đắc lực cho thành công của một chiến dịch Digital Marketing, vì vậy, bạn nên đầu tư một nguồn lực đáng kể vào việc xây dựng những nội dung hấp dẫn.
- Ý tưởng cho content:
– Content phải hữu dụng và có liên quan đến đối tượng mục tiêu – Những ý tưởng và những thủ thuật cần phải được sử dụng đúng bối cảnh – Chỉ sử dụng những thông tin đáng tin cậy – Content cần được diễn đạt một cách dễ hiểu – Content cần được thiết kế, trình bày phù hợp với đối tượng mục tiêu
- Các loại content thường gặp:
– Infographic – Bài đăng trên Blog dưới dạng hướng dẫn thực hiện một việc gì đó – Whitepaper hoặc pdf – Video hoặc Animation – Meme hoặc hình ảnh hài hước – Podcast
3.4 Phát triển các liên kết:
Phát triển các liên kết vẫn đang là một xu hướng SEO trong năm 2015, mặc dù Search Engine đã có sự thay đổi trong việc diễn dịch các backlink. Có bao nhiêu backlink đi chăng nữa không còn quan trọng, mà quan trọng là backlink đó được đến từ những nguồn nào.
- Làm thế nào để tạo backlink:
– Backlink phải được đính kèm trong nội dung và có liên quan đến nội dung. – Backlink không nên được tạo ra do SPAM hay được tạo ra từ những nguồn không chất lượng. – Backlink phải được tạo ra từ những website có liên quan đến lĩnh vực của công ty đang hoạt động.
- Những cách tạo backllink thường gặp:
– Content tương thích với nội dung của site (slideshare, infographics, memes, …) – Bài đăng của chuyên gia – Đăng bài trên các trang web 2.0 – Sử dụng các trang quảng cáo rao vặt -Liên kết outreach 3.5 Social Media Marketing 92% người làm Digital Marketing tin rằng khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp sẽ được thu hẹp nếu thông tin được tiếp xúc thông qua các phương tiện Social Media. Cứ mỗi 6 phút online thì lại có 1 phút người dùng sử dụng mạng xã hội, vì vậy, chỉ cần tưởng tượng thôi cũng đủ thấy khả năng tiếp cận khách hàng qua kênh Social Media lớn đến mức nào.
- Một chiến dịch Social Media Marketing thành công cần đảm bảo các yếu tố:
– Tối ưu hóa (Optimization): – Tối ưu hóa profile của doanh nghiệp thông qua càng nhiều kênh Social Media càng tốt. – Thiết lập cover photo đẹp mắt, lôi cuốn.
- Nuôi dưỡng (Cultivation):
– Chia sẻ các bài viết và các hình ảnh có nội dung hấp dẫn, mang tính thách thức về mặt tư duy. – Nhất quán về mặt nội dung là cách tốt nhất để giữ fan trên các kênh Social. – Tham gia, chia sẻ những bài viết hay từ các Page có nội dung tương tự. – Trả lời các comment trong vòng 24 tiếng đối với Facebook và 2 tiếng đối với Twitter.
- Paid Social Media Marketing:
Paid Marketing là cách nhanh và hiệu quả nhất để tiếp cận đến những khách hàng tiềm năng. Sử dụng Paid Marketing đối với kênh Facebook là cách hiệu quả để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
3.6 PPC Marketing:
Theo một cuộc khảo sát trên diện rộng đối với những người làm SEO, có 88% số người được hỏi trả lời rằng Pay-Per-Click (PPC) Marketing là một trong những công cụ Digital Marketing hiệu quả nhất hiện nay. 64,6% lượt click được tạo ra từ PPC, và theo các chuyên gia nhận định, mức độ hiệu quả của công cụ này còn hơn hẳn cả SEO.
- Làm thế nào để làm PPC Marketing?
– Từ khóa: Từ khóa cần phải liên quan trực tiếp đến sản phẩm/dịch vụ cụ thể nào đó. Từ khóa sử dụng cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Đối với mỗi sản phẩm/dịch vụ khác nhau, nên sử dụng những từ khóa riêng biệt, tránh trùng lặp. – Thông điệp quảng cáo: Bao hàm thành phần và chức năng của sản phẩm/dịch vụ Từ khóa phải được đặt đúng vị trí Có “Call to Action” – Xây dựng Landing Page: Headline thu hút Đi thẳng vào vấn đề Có “Call to Action” – USP: Quyền lợi hấp dẫn dành cho khách hàng Chương trình khuyến mãi chưa từng có Sản phẩm/dịch vụ độc quyền
3.7 Facebook Marketing:
Sự xuất hiện ngày càng nhiều của mạng xã hội đã tạo ra một bước ngoặc mới cho hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Sở hữu hơn 1.28 tỷ người dùng mỗi tháng, trong đó có hơn 1.01 tỷ người online bằng điện thoại di động – Facebook được xem là một miền đất hứa đối với lĩnh vực Digital Marketing. Đó chính là lý do vì sao 30 triệu doanh nghiệp đã và đang xây dựng Fanpage để bổ trợ cho hoạt động Marketing.
- Làm thế nào thực hiện Facebook Marketing?
– Xác định mục tiêu:
- Chọn 1 – 2 mục tiêu cho kênh Facebook dựa trên mục tiêu Marketing đã đề ra.
- Mục tiêu lựa chọn cho kênh Facebook phải được cân nhắc và khảo sát kỹ lưỡng.
– Xác định thông điệp truyền thông:
- Thông điệp truyền thông phải thể hiện được chức năng hoặc thành phần của sản phẩm/dịch vụ.
- Phải có “Call to Action”
– Xây dựng Lading Page:
- Headline thu hút
- Đi thẳng vào vấn đề
- Có “Call to Action”
– USP:
- Quyền lợi hấp dẫn dành cho khách hàng
- Chương trình khuyến mãi chưa từng có
– Đối tượng mục tiêu:
- Nơi sinh sống, làm việc
- Độ tuổi
- Vấn đề quan tâm
– Loại hình mục tiêu muốn đạt được khi chạy quảng cáo trên Facebook:
- Số lượng Click đến webstite
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi trên website (Website Conversion)
- Tăng lượt tương tác (engagement) với bài đăng
- Tăng “Like” page
- Tăng lượt cài đặt ứng dụng (app)
- Tăng lượt tương tác (engagement) với ứng dụng (app)
- Tăng số lượng người tham dự sự kiện
- Thu hút mọi người nhận ưu đãi (Offer Claim)
- Thu hút lượt xem video
– Nghiên cứu kỹ phân khúc đối tượng mục tiêu:
- Họ nằm trong giới hạn tuổi nào
- Giới tính của họ
- Ngôn ngữ họ sử dụng
- Vấn đề họ quan tâm
- Hành vi của họ trên Facebook
“Facebook Insight” là một công cụ chuyên cung cấp những thông tin về người dùng trên Social Media. Công cụ này giúp xác định được “like” của bạn đến từ đâu hay thậm chí, nó có thể nhận biết được “fan” của bạn đa số nằm trong độ tuổi nào. Điều này sẽ giúp cho bạn phát triển chiến dịch Facebook Marketing hiệu quả hơn.
4. Phân tích và tối ưu hoá các hoạt động Marketing:
Trong khi có nhiều chiến dịch Digital Marketing đạt được những thành công nhất định thì cũng có những thất bại không được nhắc tới. Đôi khi, nguyên nhân của việc thất bại không phải đến từ bản thân chiến dịch thiếu tính sáng tạo hay do đội ngũ thiếu khả năng, mà là do quá trình phân tích và tối ưu hóa hoạt động chiến dịch.
Đừng bao giờ quên việc phân tích và tối ưu hóa các hoạt động của chiến dịch
4.1 Tại sao phân tích và tối ưu hóa hoạt động Marketing lại quan trọng đến vậy ?
54% Marketers đã không thành công trong chiến dịch của mình vì không đầu tư đúng mức vào hoạt động phân tích và tối ưu hóa cho chiến dịch. Thông qua việc phân tích, kiểm tra và tối ưu hóa, doanh nghiệp có thể nhận được những giá trị sau:
- Xác định được việc gì nên làm và việc gì không nên làm
- Xác định được kênh nào sẽ cho nhiều lượt tương tác và chuyển đổi nhất
- Nghiên cứu kỹ hơn về nhân khẩu học và hành vi của người dùng
- Xác định được từ khóa nào mang lại nhiều lượt tương tác nhất (nhằm sử dụng cho hoạt động quảng cáo trả tiền về sau)
4.2 Ba lưu ý quan trọng nhất của việc phân tích và tối ưu hóa hoạt động Marketing
- Sử dụng phân tích Web
- Phân tích cơ sở dữ liệu
- Tối ưu hóa các hoạt động và bổ sung kế hoạch dựa trên những dữ liệu sẵn có
4.3 Các công cụ hỗ trợ phân tích
- Google Analytics: Đây là một ứng dụng miễn phí được cung cấp bởi Google, nó cho phép bạn tiếp cận đến những nguồn thông tin có giá trị như lượt tương tác hay các thông tin quan trọng khác về website của bạn.
- Clicky: Đây cũng là một trang web hỗ trợ việc giám sát, phân tích, đồng thời phản ánh lượt tương tác trên Blog và Website trong khoảng thời gian người dùng ở trên website/Blog.
- Statcounter: Đây là một công cụ miễn phí giúp giúp phân tích lượt tương tác trên website để giám sát các hoạt động của người dùng trong khoảng thời gian người dùng hoạt động trên website.
- HubSpot: Đây là một nền tảng tốt cho việc tiến hành phân tích. Đây được xem là một công cụ lý tưởng dành cho các doanh nghiệp nhỏ để đo lường lượt tương tác và inbound marketing.
- Adobe Marketing Cloude: Nền tảng tích hợp này có thể cung cấp cho bạn thời gian thực tế mà người dùng lưu lại trên website và những phân tích dự đoán liên quan đến hiệu suất website.
- GoSquared: Đây là nền tảng cho việc giám sát thời gian người dùng lưu lại trên website. Công cụ này sẽ giúp bạn theo dõi doanh thu và ROI của một trang thương mại điện tử eCommerce.
- Moz Analytics: Moz là một nền tảng phân tích toàn diện, được tích hợp giữa: Tìm kiếm, Social, Social Listening và phân tích Inbound Marketing.
- Webtrends: Công cụ này giúp bạn có thể đo lường hoạt động trên nhiều kênh khác nhau như điện thoại di động, website, social.
4.4 Các nhân tố đáng quan tâm trong việc phân tích website:
- Số lượng người ghé thăm – Visitor
- Pageview
- Traffic Referrals
- Traffic Sources
- Thời gian trung bình lưu lại trên website
- Phần trăm phiên truy cập mới
- Nhân khẩu học
- Số lượng người dùng Mobile và số lượng người dùng PC
Hoạt động Marketing và kinh doanh trên thế giới đang phát triển liên tục. Để đi đầu trong một cuộc chơi và cạnh tranh hiệu quả trong thị trường của bạn, điều quan trọng là phải tận dụng tối đa các nguồn lực vốn có của Digital Marketing nhằm triển khai thành công một chiến dịch Marketing tổng thể. Định hướng doanh nghiệp của bạn đi đúng đường, bám sát vào 4 hoạt động chính đã nêu trên sẽ giúp cho bạn có một chiến dịch Digital Marketing hiệu quả.