5 bài học từ thương hiệu trăm tuổi IBM

Xây dựng nền tảng văn hóa khá lập dị ngay từ đâu, mang công ty đi đánh cược một thời gian….là những bí quyết sống lâu trăm tuổi của thương hiệu IBM.

IBM sẽ bước sang tuổi 100 trong tháng này. Đáng nói là, IBM vẫn luôn tồn tại rất vững vàng trong suốt lịch sử của mình, chỉ trừ 1 lần vào đầu những năm 90, khi công ty này suýt phá sản. Năm 1911, công ty có thu nhập thuần 800 000 USD. Năm 2010, thu nhập thuần lên đến 14,8 tỷ USD. Còn giá cổ phiếu thì đã tăng lên gần 40 000 lần.

Rất nhiều thành công của thương hiệu IBM được cho là có liên quan đến thời gian đầu tiên của hãng này cùng với những hành động của Thomas Watson Sr., người đã điều hành IBM từ năm 1914 đến 1952. Các nhà khởi nghiệp và CEO ngày nay có thể học từ Watson, đặc biệt nếu họ muốn xây dựng một công ty tồn tại lâu dài.

Và đây là 5 bài học từ ông Watson để xây dựng công ty 100 tuổi:

Lúc bắt đầu, hãy thuyết phục mọi người rằng công ty của bạn chính là định mệnh, cho dù điều đó có vẻ hơi điên rồ

IBM chào đời năm 1911, khi đó là công ty Điện toán – Lập bảng – Ghi dữ liệu (C-T-R), một thứ hỗn hợp tạp nham được kết hợp bởi các công ty thông tin ảo qua vụ thu mua của chủ nợ Charles Flint tại Wall Street. Khi thuê Watson về quản lý năm 1914, C-T-R đang trong tình trạng rất hỗn loạn. Tinh thần thì tụt dốc. Quản lý các ban đấu đá lẫn nhau. Vậy Watson đã làm gì? Ông đã làm nhân viên của mình ngỡ ngàng khi nói với họ rằng họ đang gây dựng một công ty tầm cỡ thế giới, một công ty rất quan trọng.

Nguyên văn được ghi lại từ cuộc họp đầu tiên của Watson với 30 điều hành viên cấp cao, Watson bảo họ phải nỗ lực bán sản phẩm, “luôn luôn nghĩ rằng doanh nghiệp này có một tương lai rất tươi sáng, và mỗi người trong các bạn đều có góp phần đến tương lai doanh nghiệp này.” Ông nhắc đi nhắc lại vấn đề thời gian lâu dài, và đổi cái tên C-T-R sang một cái tên khác tầm cỡ hơn: Máy móc Kinh doanh Quốc tế (IBM). Cuối cùng, nhân viên đã tin ông, và họ cảm thấy họ không chỉ có 1 công việc, mà còn có 1 sứ mệnh. Bạn sẽ vẫn tìm thấy thái độ như vậy tại các hội trường của IBM ngày nay.

Xây dựng thương hiệu bằng văn hóa kiểu sùng bái, mà trong đó, mọi người hoặc là chạy theo, hoặc là rời bỏ.

Watson là một trong những CEO đầu tiên thực sự hiểu rằng một công ty mạnh – cũng như một quốc gia – phải được xây dựng trên nền giá trị văn hóa và chia sẻ. Và rồi Watson đã đưa lý thuyết đó đến đỉnh điểm, gây dựng một nền văn hóa khá lập dị, nó níu chặt bất cứ ai đến với mình – và xua đuổi những người không muốn tham gia.

Sự lập dị ấy bao gồm những dấu hiệu tư duy nổi tiếng, chính sách không cồn (ngày nay IBM vẫn không trả tiền rượu trong bữa ăn tối cho các điều hành viên đi công tác), trang phục kiểu áo sơ mi trắng cứng, và bài hát truyền thống tập thể về IBM. Cực điểm trong nền văn hóa bất thường của Watson là một sự kiện thường niên giữa thế kỉ 20, đó là đưa hàng ngàn nhân viên bán hàng hàng đầu của công ty đến sườn đồi ở Endicott, New York, và cho họ ở trong những chiếc lều.

Trong khi khó mà tìm thấy nổi một công ty công nghệ ngày nay lập dị như vậy, Netflix chính là một ví dụ cho một nền văn hóa mạnh mẽ, khác người – và kết quả là, đó cũng là công ty có tốc độ thay thế khách hàng thấp nhất tại thung lũng Silicon.

Đem công ty đi đặt cược một thời gian

Trong những năm 1930, với cơn giận dữ của cuộc Đại khủng hoảng, Watson đã tung một con súc sắc. Trong khi các đối thủ cạnh tranh sa thải nhân viên, đóng cửa nhà máy và cắt giảm R&D, Watson từ chối bất cứ hành động nào tương tự, và thực tế, ông đã xây dựng một phòng thí nghiệm hiện đại nhất tại Endicott năm 1933. Ông muốn công ty phải sẵn sàng cho sự bùng nổ nhu cầu khi nền kinh tế khởi sắc trở lại. Song do cuộc khủng hoảng kéo dài, tài chính của IBM đã gần như kiệt quệ.

Và rồi, năm 1936, khi Luật An sinh Xã hội được thông qua, gây ra vấn đề thông tin lớn nhất cho Chính phủ và doanh nghiệp cho đến giờ – ghi lại tất cả các chi phiếu. Duy nhất một công ty có thể giải quyết được chuyện này: IBM. IBM lúc đó đã có sẵn máy móc, nhà máy vận hành, và công nghệ mới. Thế là việc kinh doanh của IBM tăng vùn vụt.

Ông Watson và con trai của mình, Thomas Watson Jr., tiếp tục đem công ty ra đánh cược vài lần nữa, bao gồm cả ván cược có lẽ là liều lĩnh nhất của IBM, cho máy tính System/360 hồi những năm 1960. Có thể tưởng tượng vụ 360 như một ván cược của Apple lên iPhone – nếu hãng này ngừng sản xuất mọi sản phẩm khác cùng một lúc.

Khiến mọi người phải nói về bạn

Ở thời của Watson, đa số dân chúng không bao giờ sử dụng hay hiểu được máy điện toán ứng dụng của IBM. Do vậy, Watson lại tiếp tục tìm cách để khiến mọi người chú ý. Năm 1939, ông đã tổ chức “Ngày IBM” hoành tráng tại Hội chợ Thế giới ở New York. Những năm 1940, ông đã thiết lập một trong những máy tính điện tử đầu tiên của IBM ở hội trường trụ sở công ty trên đường Madison Avenue, do đó mọi người đi qua đều có thể nhìn thấy máy hoạt động.

IBM chưa bao giờ quên giá trị của những hành động như vậy. Những năm 1990, IBM được lên trang nhất các báo khi sản phẩm Deep Blue đánh bại quán quân cờ vua thế giới Gary Kasparov. Cũng trong năm này, máy tính Watson của IBM đã đánh bại hai quán quân mọi thời đại trong chương trình Jeopardy! trên tivi.

Trao quyền cho người kế nhiệm giỏi hơn bạn

Thử thách này có lẽ là khó hơn cả – nhưng cực quan trọng nếu muốn xây dựng một công ty 100 năm. Không có lãnh đạo nào có thể gắn bó với công ty suốt 1 thế kỉ. Người kế nhiệm đầu tiên phải là một lãnh đạo giỏi ngang ngửa, hoặc có thể vượt qua cái bóng của người sáng lập công ty. Vấn đề là, những nhà sáng lập giỏi thường là những người đầy quyền lực, khiến những cá nhân kiệt xuất khác phía dưới họ phải bỏ đi.

Watson đã may mắn. Ông có một người con trai, Tom Watson Jr., người tài năng và có ý chí giống như bố. Hai người bọn họ đã đấu đá như điên, tuy vậy Tom vẫn không bỏ đi. Sau khi điều hành IBM gần 40 năm, ông Watson đã trao quyền cho con trai Tom, người đã nhanh chóng lèo lái IBM sang kỉ nguyên máy tính điện tử. Sự ra đời của thiết bị điện tử đã cho phép Tom Watson gây dựng trên nền tảng quá khứ, nhưng lại chỉ tung ra những thứ lỗi thời – trong trường hợp này, IBM nương tựa vào máy dập thẻ.

Đây là thời điểm mà nhiều công ty bắt đầu đặt chân lên con đường 100 năm. Microsoft cần một người kế nhiệm xuất sắc cho Bill Gates, người có thể thoát khỏi sự ám ảnh của Windows và máy tính cá nhân, để đưa công ty đến tương lai mới. Steve Ballmer không thể làm được điều đó. Apple, sau Steve Jobs sẽ cần một lãnh đạo mới, người mà có nguyện vọng, như mọi người vẫn nói, tư duy khác Steve Jobs.

Rõ ràng là, không dễ gì để trở thành một công ty tầm cỡ trong gần 100 năm. Việc này cần phải có nền tảng văn hóa ngay từ khi bắt đầu, vài vụ đánh cược và may mắn trên suốt chặng đường, và một người kế nhiệm xuất sắc khi cần. Hãy luôn nhớ những điều này, và bạn có thể đoán được các công ty nào trong thời đại ngày nay có thể sống đến 100 tuổi.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Bài Liên quan

Hotline: 0984771144Facebook MessengerZalo: 0984771144
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x