Thương hiệu cá nhân đã phát triển kể từ khi nhà quản lý bậc thầy Tom Peters quay trở lại vào năm 1997. Ngày nay, thương hiệu cá nhân phản ánh thông tin có sẵn về bạn tại các trang web, chủ yếu dựa trên nền tảng truyền thông xã hội.
Bài viết này giải thích cách làm thế nào để tạo ra thương hiệu cá nhân trực tuyến của bạn trên các trang mạng xã hội dựa trên các cuộc phỏng vấn với 4 trong số những người giỏi nhất trong ngành kinh doanh thương hiệu cá nhân.
1. Hiểu bản thân và biết được mình giỏi cái gì:
Thương hiệu cá nhân của bạn phản ánh bạn là ai. Bởi vậy, bạn không thể tạo ra thương hiệu của mình nếu bạn không hiểu gì về chính bản thân mình. Điều này không có nghĩa là bạn có quyền tự mãn mà bạn phải đánh giá một cách thực tế về điểm mạnh và điểm yếu của mình.
2. Gây dựng thương hiệu bản thân dễ nhớ:
Nếu có thể thì bạn hãy lấy tên mình làm tên thương hiệu. Nếu không, bạn hãy tạo ra một thương hiệu riêng của mình mà đó là sự kết hợp giữa tên và định hướng nghề nghiệp của bạn.
Dan Schawbel – tác giả của cuốn sách “Me 2.0: 4 Steps to Building Your Future” giải thích: “Bạn muốn người ta tìm đến bạn thì không nên để ai đó có tên trùng với bạn”.
Hãy nhớ rằng, nếu bạn muốn khẳng định thương hiệu của cá nhân thì bạn phải thực hiện nó với định hướng ban đầu đề ra.
3. Làm chủ lĩnh vực trực tuyến của bạn:
Mua các tên miền tương ứng với thương hiệu của bạn và đảm bảo rằng các trang như Facebook hay tài khoản Twitter, tài khoản google đều truy cập được. Nếu bạn nhận thấy thương hiệu của bạn đã có “chủ sở hữu” thì hãy tạo ra một tên thương hiệu khác.
4. Xây dựng trang web có tên miền của bạn:
Đây là việc làm dễ dàng hơn suy nghĩ của bạn. Không có lý do gì để bạn phải vật lộn với một trình soạn thảo trang web phức tạp khi bạn có thể tạo ra một trang web hoàn toàn có thể sử dụng một sản phẩm như WordPress ( Có nhiều lựa chọn thay thế nhưng WordPress là lựa chọn không chính thức). Nhưng cũng có nhiều trang web được dùng với mục đích gây tiếng hơn là để bán hàng ngày,chẳng hạn như WordPress.
5. Thiết lập chế độ tự động cập nhật thông tin:
Để làm giảm lượng công việc của bạn thì việc thiết lập một ứng dụng cho phép bạn cùng một lúc đăng tất cả các bài viết lên. Bạn có thể sử dụng phiên bản miễn phí của Hootsuite.com, nhưng cũng có rất nhiều lựa chọn thay thế khác kể cả miễn phí hoặc mất phí.
6. Chia sẻ nội dung hữu ích đều đặn:
Clara Shih – Giám đốc điều hành của tổ chức xã hội Hearasay cho biết: “Bạn đừng cố gắng trở thành một blogger làm việc cả ngày. Thay vào đó hãy chia sẻ những lời khuyên hữu ích liên quan đến sản phẩm bạn định bán, tin tức liên quan, và cập nhật thông tin cá nhân nhằm mục đích kết nối cảm xúc và chia sẻ những thông tin hoặc sự kiện tích cực, chẳng hạn như chia sẻ sự quan tâm của bạn cho địa điểm từ thiện…
7. Đón nhận những phản hồi mang tính chất xây dựng từ mọi người:
Đón nhận những lời khuyên và sự động viên của những người khác sẽ giúp “Thương hiệu cá nhân” của bạn ngày càng phát triển. Philip Styrlund – Giám đốc điều hành của Summit Group đề nghị thiết lập một “Ban giám đốc” – đó là một vài đồng nghiệp đáng tin cậy, những người có thể đánh giá những nỗ lực liên tục của bạn một cách khách quan nhất và đưa ra những góp ý giúp thương hiệu cá nhân của bạn ngày càng tốt lên.
8. Sẵn sàng mạo hiểm:
Miễn là bạn không hành động mạo hiểm theo kiểu “Cứ lao đầu vào mà làm” thì đôi khi việc mạo hiểm sẽ đem lại kết quả tốt đến thương hiệu của bạn.
Hãy mạo hiểm theo cách mà có sự chuẩn bị trước. Theo Meg Guiseppi – tác giả của cuốn sách “23 Ways You Sabotage Your Executive Job Search” cho biết: “Không ai thích thú với những ý tưởng mang tính chất dập khuôn”.