Cần làm gì khi việc kinh doanh của mình bị người khác sao chép?

Bài viết được chia sẻ bởi Manny Medina,

Đó là điều không thể tránh khỏi. Chúng tôi vẫn hay nói đùa rắng: rồi cũng sẽ có người nộp 1 dự án để cạnh tranh với Group Talent của chúng tôi.

Đúng vậy, khi các dự án xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, thì cạnh tranh bắt đầu xuất hiện. Sau khi đã hoàn tất mọi thứ để khởi động dự án, tôi thường mắc kẹt với một câu hỏi dai dẳng: Bạn phải làm gì nếu ai đó muốn sao chép hoạt động của bạn và đề nghị được giúp đỡ?

Bạn nên giúp đỡ! Nghe có vẻ thật lạ lùng bởi vì bạn sẽ làm một việc đầy rủi ro: Giúp đối thủ các bước đi đầu tiên, để rồi sau đó họ “đè bẹp” chúng ta! Đó là một tương lai “đen tối” có thể xảy ra, và sẽ khiến ai cũng chùn tay khi thực hiện lời khuyên của tôi. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều lý do để bạn hòa nhập và dang rộng vòng tay đối với họ: uy tín của bạn trên thị trường, chia sẻ kĩ năng tiếp cận khách hàng, phòng tránh những dự đoán sai về thị trường.

Một công ty mạnh cần phải có đối thủ cạnh tranh. Như Roberto Goizueta, nhà sáng lập Công ty Coca-Cola và là CEO được nhiều người yên mến, đã luôn nói rằng: “Dù Pepsi không tồn tại, Coca-Cola cũng tạo ra họ.

Đối thủ là yếu tố giúp xác minh các nỗ lực ban đầu của bạn. Sự tồn tại của họ là dấu hiệu chứng tỏ thị trường của bạn rất rộng, rất đáng giá để đấu tranh tìm một chỗ đứng. Đó là lí do tại sao các nhà đầu tư luôn hỏi “Đối thủ kinh doanh của bạn là ai?” nhằm chọn lọc các đối tượng tiềm năng nhất để đầu tư. Nếu bạn không có đối thủ cạnh tranh, người ta sẽ đặt nghi vấn liệu hình thức kinh doanh bạn đang theo đuổi có tiềm năng hay không – vì thế, có đối thủ cạnh tranh là một ‘điều kiện cần’ dành cho bạn.

Một đối thủ cạnh tranh khác trong thị trường đồng nghĩa với sự xuất hiện của những người anh em trên mức trung bình đang ra sức xây dựng và quảng bá sản phẩm, thu hút sự chú ý của công chúng và tiếp cận khách hàng (hi vọng có cả khách hàng của bạn) để xây dựng danh tiếng cho sản phẩm của họ. Họ mở rộng thị trường và quảng bá sản phẩm đến những người dùng bạn còn chưa nghĩ tới, do đó giúp xác định các đối tượng khách hàng tiềm năng mới. Đối thủ cạnh tranh góp phần tiếp thêm sinh lực cho toàn thị trường, giúp nâng cao nhận thức về vấn đề bạn đang cố gắng giải quyết, họ tạo làn sóng mới có thể nâng bổng mọi con thuyền kinh doanh. Như thế, đối thủ của bạn đã vô tình chung tay cùng các nỗ lực marketing tin của bạn!

Mới đây, tôi đã có bài viết về việc các nhà kinh doanh mới bắt đầu sự nghiệp và vẫn còn bỡ ngỡ với thị trường thường có khuynh hướng không coi trọng những công việc thường nhật trong hoạt động kinh doanh của họ. Đối thủ của bạn cũng không khác biệt. Họ cũng phải làm qua những công việc tẻ nhạt, giống như bạn, để có thể thấu hiểu người dùng, đối tác tiềm năng cũng như các kênh tiếp thị, từ đó tiếp cận họ.

Cũng giống việc chín phụ nữ không thể chia ra mang thai một đứa bé trong một tháng, có những yếu tố phát triển doanh nghiệp không thể nào được xúc tiến nhanh, dù bạn có ném bao nhiêu tiền đầu tư vào chúng. Các đối thủ cần định hình ý tưởng để phát triển thị trường của họ, vận dụng các chiến lược nâng cao hình ảnh thương hiệu và thu hút khách hàng, tự kí kết các thỏa thuận kinh doanh và tự phát triển khách hàng. Khi xây dựng doanh nghiệp, bạn sẽ phải thường xuyên những công việc thường nhật đó, nhưng chúng là những việc quan trọng giúp bạn kinh doanh hiệu quả.

Trong sự nghiệp xây dựng Group Tatent, tôi có cơ hội tương tác với nhiều doanh nhân tài năng – những người cực kì lo sợ người khác sao chép ý tưởng của mình. “Lỡ như họ phát triển nhanh hơn tôi thì sao? Lỡ như họ sao chép tôi rồi vượt trội hơn tôi thì sao?” Daniel Kahneman, và những người khác, đã thanh minh cho những lo âu này, khi ông giải thích ngắn gọn (trong “Lý Thuyết Khách Hàng”) rằng người ta thường cảm thấy đau đớn vì mất mát lớn hơn nhiều so với cảm giác hạnh phúc khi đạt được thứ gì đó, nên người ta thường có khuynh hướng phản ánh thái quá với những sự việc có tỉ lệ xảy ra hầu như không lớn.

Do đó, các doanh nhân bất an, với bản năng cảm nhận rủi ro một cách tinh nhạy, thường liên tưởng đến viễn cảnh các đối thủ sẽ phá hủy công việc kinh doanh của họ như một hệ quả tất yếu. Vì thế, cũng là điều dễ hiểu khi các doanh nhân luôn thổi phồng nguy cơ bị thiệt hại trong khi đánh giá thấp tiềm năng nhận được lợi ích đáng kể từ việc khẳng định uy tín trên thị trường và mở rộng bộ phận tiếp thị. Bạn nên né tránh lối tư duy này, đặc biệt là trong cạnh tranh.

Giúp đỡ đối thủ tức giúp đỡ chính bản thân bạn. Đối thủ sẽ giúp bạn nảy sinh các ý tưởng mới, thử thách các giả định của bạn, cũng như chỉ ra các thiếu sót mà sản phẩm của bạn đang gặp phải. Họ giúp khách hàng, đối tác và các đối thủ tiềm năng khác có nhận thức cao hơn về sản phẩm. Việc giúp đỡ đối thủ luôn đem đến cho bạn nhiều lợi ích vượt trội so với khả năng bạn bị họ “đè bẹp”. Hãy dang rộng vòng tay với họ, vì họ sẽ không phá hoại công việc kinh doanh của bạn – họ sẽ giúp bạn phát triển và thịnh vượng.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Bài Liên quan

Hotline: 0984771144Facebook MessengerZalo: 0984771144
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x