Hội nghị Social Media Matters Conference 2012

Tại khách sạn Four Season Hotel, Hong Kong, hội nghị Social Media Matters, do bộ phận Social@Ogilvy phối hợp cùng Branded và nhiều khách mời, nhà tài trợ khác cùng tổ chức. Diễn giả tham dự bao gồm đại diện cấp cao của các thương hiệu lớn như Nestle, IBM, Cisco, Intel, DBank, TNS, các chủ và quản lý cấp cao của những kênh Mạng xã hội quốc tế và Trung Quốc: Twitter, Facebook, Google và nhiều đại diện thương hiệu khác tại Hong Kong.

Hội nghị là một ngày rất full-on, sôi động và nhiều thảo luận bổ ích, gây cấn xoanh quanh những chủ đề về ứng dụng, hiệu quả của truyền thông Mạng xã hội đối với tổ chức kinh doanh, thương hiệu, nhiều nhãn hàng.

Đây là bảng infographic dịch ra tiếng Việt. Mọi người tham khảo.

 

Xuyên suốt hội nghị, các chủ đề nổi trội được mọi người quan tâm:

1. Đo lường hiệu quả của truyền thông Mạng xã hội đối với kết quả kinh doanh của thương hiệu. Đa phần thương hiệu và những chuyên gia tiếp thị có khá nhiều hiều lầm về phương pháp đo lường hiệu quả. Đo lường ROI (Return on investment) đều được tập trung đo ở góc độ campaign, nhưng thương hiệu quên tính hiệu quả lâu dài và đặt xây dựng thương hiệu làm một thước đo chủ đạo.  ChatThreads chia sẻ 3 hiểu lầm mắc phải: đo số lượng qua các hoạt động và sử dụng phương pháp đo lường của tiếp thị truyền thông để áp đặt vào đo lường Mạng xã hội, loại bỏ đo lường Mạng xã hội ra khỏi bài tính của mình hoặc đo Mạng xã hội đơn lẻ, không đo giá trị của Mạng xã hội.  Kết luận được rằng luôn nên thiết lập và đồng ý về phương pháp đo lường trước khi hoạt động, luôn kèm theo đo lường so với mục tiêu kinh doanh và những hoạt động khác để thấy hiệu quả lâu dài.

2. Mobile không những trở thành phương thức tiếp thị tương lai mà hiện nay, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, người tiêu dùng Châu Á và thị trường Châu Á sẽ là nơi tiên phong, hơn hẳn thị trường Châu Âu/Mỹ vốn dĩ phát triển cao. Theo đại diện Google, có hơn 6 tỷ cell phone in use, thị trường Indonesia có số lượng sử dụng mobile khổng lồ và access vào mạng XH từ mobile như các trang facebook, twitter, 9 triệu người trên tổng số access. TNS cũng khẳng định thị trường Châu Á béo bở với 7 triệu Android active mỗi tuần, người sử dụng có hơn 2 điện thoại di động và là một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Nhật Bản là một nước vượt trội lẫn về tầng suất sử dụng đến phương thức sử dụng, sau đó là Hàn Quốc. Mobile đối với các Mạng xã hội microblog như Twitter càng trở nên hữu dụng và thậm chí ‘đời thường’ . Engagement rate của Twitter range từ 1 – 3% và quảng bá, truyền thông cho thương hiệu qua Twitter được hổ trợ qua: promoted tweets, brands gắn liền promotions với promoted tweets, trending topics, top trends, promoted accounts. 2 ngành sử dụng Twitter hiệu quả nhất đó là movies/entertainment và thể thao, cụ thể như case study của Olympic và ngay cả những tweet sáng tạo trong thiên tai vừa qua của Nhật Bản. Mobile cũng được phát huy qua xu hướng Location Based Services như fourquare và trở thành một phần của kinh doanh điện tử cho các cửa hàng bán lẻ, retail, kết hợp online và offline nhuần nhuyễn.

3. Người nổi tiếng, celebrity và truyền thông Mạng xã hội. Chủ đề này khá thú vị. Diễn giả chia sẻ thành công cũng nhiều ca sỹ mới nổi, tài năng được phát hiện qua Mạng xã hội như youtube, hàng triệu, trăm nghìn người xem tạo tiếng vang và gây chú ý đến các record labels. Điển hình là artist G.E.M của Hong Kong. Bí quyết quản lý twitter handle và truyền thông giữa fan và các  nghệ sĩ đó là:  sử dụng trực giác củ mình, trung thực, tính khôi hài, thể hiện những gì mình thật sự yêu quý, trung thực với cá tính và giá trị bản thân của mình. Có một câu nói rất hay ‘we’re in the emotional business and social drive emotion’. Trong lĩnh vực giải trí, ngoài số lượng fans hâm mộ, artists cũng cần sản xuất ra nội dung, có những fans hâm mộ thật (khá nhiều fans hâm mộ giả trên Twitter, ngay cả LadyGaGa, theo như được biết chỉ có 33% là fans thật trên tổng số).

4. Mạng xã hội quốc tế vs các Mạng xã hội địa phương. Trung Quốc là một thị trường khổng lồ và đại đa số những Mạng xã hội là do TQ tạo nên dành riêng cho người TQ, với một số kênh nhỏ lẻ được đầu tư ra nước ngoài như Cyworld. Đọc và tìm hiều thêm những kênh của TQ như Douban, Renren, Sina Weibo, Jiepang, Baidu/Tudou/Yokou trên allthatmatters.com

5. Doanh nghiệp và Mạng xã hội/truyền thông Mạng xã hội Social Business. Đại diện IBM, Cisco, Nestle, một số khách hàng của Ogilvy cũng chia sẻ những trường hợp thành công và định hướng phát triển, tầm quan trọng của Mạng xã hội và truyền thông Mạng xã hội đối với doanh nghiệp. IBM được sự ủng hộ ngay từ CEO và trở thành ‘mandatory’ cho tập đoàn với đại đa số nhân viên embrace social, sử dụng nguốn nhân lực đặc biệt là bộ phận chăm sóc khách hàng qua mạng XH, tạo sự tin tưởng giữa nhân viên và doanh nghiệp, khách hàng và doanh nghiệp. Những diễn giả khác cho rằng ‘social’ chính là sản phẩm thương hiệu có thể bán ra, phải được đầu tư (nhân lực và tiền). Nhân viên phải được huấn luyện, và được thưởng. Một trong những phương pháp thành công: doanh nghiệp phải có ‘văn hóa’ thích hợp, phải sẳn sàng để tiếp đón sự thay đổi mới, có mục tiêu và đo lường cụ thể. Nestle coi trọng Social Listening và thành lập đôi ngũ lắng nghe chuyên biệt (với sự giúp đỡ, hỗ trợ của Ogilvy) dùng Listening với nhiều mục đích.  Các diễn giả thú nhận rằng đại đa số creative agency đang bị đi sau sự phát triển của Mạng xã hội, thông thường khi cung cấp giải pháp cho khách hàng thì luôn đặt truyền thông Mạng xã hội là cuối cùng hoặc thậm chí không có, đặc biệt trong giai đoạn lên kế hoạch và lập chiến lược. Như vậy thì nên ‘fire’ agency!

Hội nghị kết lại với các đại diện Mạng xã hội khác phát biểu như Facebook , LinkedIn, và các Mạng xã hội của Trung Quốc. Xem thêm hình ảnh tại trang web chính thức.

Nguồn: BrandsVietnam

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Bài Liên quan

Hotline: 0984771144Facebook MessengerZalo: 0984771144
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x