Multi-Level Marketing/Network Marketing: Bán hàng đa cấp/kinh doanh theo mạng:Multi-level marketing (MLM) is a marketing strategy in which the sales force is compensated not only for sales they personally generate, but also for the sales of the other salespeople that they recruit. This recruited sales force is referred to as the participant’s “downline”, and can provide multiple levels of compensation. Other terms for MLM include pyramid selling, network marketing, and referral marketing. (Theo Wikipedia)
Tạm dịch: Bán hàng đa cấp là một chiến lược tiếp thị mà ở đó, đội ngũ bán hàng được trả tiền không chỉ cho các đơn hàng mà họ tự bán được mà còn cho các đơn hàng của các đội ngũ bán hàng khác do họ tuyển dụng. Đội ngũ bán hàng do họ tuyển dụng sẽ được coi là “tuyến dưới” và có thể cung cấp hoa hồng theo nhiều tầng-lớp. Các thuật ngữ khác của bán hàng đa cấp bao gồm “mô hình bán hàng kim tự tháp”, kinh doanh/marketing theo mạng và tiếp thị bằng hình thức giới thiệu người tham gia.
Affiliate Marketing: Tiếp Thị Liên Kết
Affiliate marketing is a type of performance-based marketing in which a business rewards one or more affiliates for each visitor or customer brought about by the affiliate’s own marketing efforts. The industry has four core players: the merchant (also known as ‘retailer’ or ‘brand’), the network (that contains offers for the affiliate to choose from and also takes care of the payments), the publisher (also known as ‘the affiliate’), and the customer. The market has grown in complexity to warrant a secondary tier of players, including affiliate management agencies, super-affiliates and specialized third party vendors. (Theo Wikipedia)
Tạm dịch: Tiếp thị liên kết là phương thức tiếp thị dựa trên hiệu quả công việc và được thực hiện trên nền tảng Internet trong đó nhà cung cấp dịch vụ sẽ trả hoa hồng cho các cộng tác viên mỗi khi họ giới thiệu được một khách hàng & người truy cập tới trang website của họ. Có 4 nhân tố chính tham gia vào quá trình tiếp thị liên kết: người cung cấp dịch vụ (merchant – cũng thường được biết như người bán lẻ hay thương hiệu), mạng trung gian (nơi cung cấp các thông tin về sản phẩm, hình ảnh…và đảm nhận việc thanh toán hoa hồng), người bán/CTV (publisher – hay thường được gọi là affiliate) và khách hàng (customer). Khi mà thị trường ngày một lớn mạnh và trở nên phức tạp thì phát sinh thêm các chức danh như: đơn vị quản lý CTV, super affiliate và bên cung cấp thứ 3 chuyên cung cấp dịch vụ.
Nếu nhìn vào hai định nghĩa rất phổ thông đó, chúng ta cũng thấy được sự khác biệt. Tuy nhiên, nếu xét về câu chữ thì nhiều người vẫn còn lầm tưởng rằng, bán hàng đa cấp và tiếp thị liên kết chẳng qua chỉ là một nhưng với tên gọi khác nhau. Đó là một sự ngộ nhận và hoàn toàn sai lầm!
So sánh sự khác nhau chính giữa tiếp thị liên kết và bán hàng đa cấp:
Bán hàng đa cấp: Bắt buộc phải thông qua người giới thiệu mới có thể tham gia:
Không giống các mô hình tiếp thị hiện nay, bạn không thể tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp/kinh doanh theo mạng mà không thông qua một người giới thiệu (tuyến trên của bạn). Không phải bạn thích là bạn có thể tự do đăng ký gia nhập được.
Tiếp thị liên kết: Bạn được thoải mái tham gia mà không bị ràng buộc bởi người giới thiệu
Bạn có thể thoải mái đăng ký tài khoản trên bất kỳ mạng liên kết nào mà bạn thấy có ích và tiềm năng mà không cần phải bắt buộc thông qua một link giới thiệu của ai đó. Bạn có quyền lựa chọn của mình!
Bán hàng đa cấp: Bạn bắt buộc phải đóng phí định kỳ (thường niên, hàng quý, hàng tháng) hoặc mua một gói sản phẩm mới được tham gia.
Dù bạn được người giới thiệu tham gia rồi nhưng vẫn phải đóng một mức phí nhất định (không hề rẻ) để duy trì tư cách thành viên của mình. Dù bạn kiếm được hoa hồng hay không vẫn pải đóng đều đều nếu muốn là thành viên.
Tiếp thị liên kết: Đăng ký hoàn toàn MIỄN PHÍ
Đối với tiếp thị liên kết thì bạn thoải mái đăng ký mà không mất một xu nào. Bạn được là thành viên và được lựa chọn sản phẩm quảng bá mà không phải bỏ ra bất cứ một chi phí nào cả.
Bán hàng đa cấp: Khách hàng phải mua sản phẩm thông qua người giới thiệu
Chúng ta có quyền lựa chọn mua sản phẩm của nhà cung cấp mà chúng ta tin tưởng nhưng với các sản phẩm mà bán hàng đa cấp đang phân phối thì không phải như thế, bạn chỉ có cách duy nhất là gia nhập mạng và đóng phí mới được quyền mua hoặc phải mua qua một thành viên theo giá mà họ quy định. Nói như thế để các bạn biết là những ai tham gia mạng bán hàng đa cấp có quyền quyết định giá bán mà không dựa trên quy luật cạnh tranh của thị trường.
Nếu bạn là một người mua hàng, bạn có cam tâm mua một sản phẩm không rõ ràng về khung giá và xuất xứ hay không? Tôi đã từng được một người bạn giới thiệu sản phẩm nước uống làm từ quả việt quất quý hiếm và quảng cáo là chưa bách bệnh nhưng giá không hề rẻ khoảng 1.5 triệu/chai mà khi tìm hiểu xuất xứ thì tôi không biết nó từ đâu ra mà ngặt nỗi phải mua theo giá mà bạn ấy nói, không được trả lại..v..v…Tóm lại, bản thân tôi không thích mua theo kiểu “ban cho” bởi bỏ tiền ra chúng ta có quyền được biết rõ xuất xứ và lựa chọn nhà cung cấp uy tín. Hơn nữa, các mạng bán hàng đa cấp mà mình biết thì bạn không có quyền hoàn trả hay khiếu nại bởi nhà phân phối chỉ cung cấp cho các thành viên trong mạng còn người mua là mua qua các thành viên của họ.
Tiếp thị liên kết: Khách hàng mua sản phẩm trực tiếp từ nhà cung cấp
Khác với bán hàng đa cấp, tiếp thị liên kết cho bạn quyền tự do lựa chọn sản phẩm. Các affiliate (người bán) chỉ giới thiệu các sản phẩm mà họ cảm thấy có ích cho người xem còn mua hay không là quyền của họ. Bạn có thể so sanh các nhà cung cấp, các sản phẩm cùng loại và tự lựa chọn cho mình sản phẩm ưng ý nhất.
Cùng với đó, các sản phẩm tiếp thị liên kết dù là hàng vật chất hay kỹ thuật số luôn cho bạn cơ hội hoàn trả trong 30-90 ngày nếu bạn cảm thấy không hài lòng. Một sự đảm bảo mà các mạng bán hàng đa cấp không có hoặc không dám làm.
Bán hàng đa cấp: Hệ thống trả thưởng nhiều tầng – lớp
Một trong những điều mà các mạng bán hàng đa cấp bị chỉ trích hoặc thậm chí bị cấm ở nhiều quốc gia đó chính là hệ thống trả thưởng nhiều tầng – lớp. Bạn có thể nhận hoa hồng đến 8-9+ tầng nếu tham gia các gói đủ tiêu chuẩn. Hệ thống trả thưởng như thế bị coi là vi phạm luật ở nhiều quốc gia và thậm chí bị cấm do tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo.
Các bạn sẽ hỏi là tiền ở đâu mà họ có thể trả tới 9-10+ tầng như thế? Theo kinh nghiệm của mình nó được lấy từ giá của sản phẩm (cao hơn rất nhiều giá trị thực) + phí thường niên mà các thành viên thuộc 2 chân trái và phải đóng góp.
Tiếp thị liên kết: Hệ thống trả thưởng 1 tầng duy nhất, đôi khi đến 2 tầng trong 1 thời gian nhất định và rõ ràng
Nếu các bạn đã tham gia mảng tiếp thị liên kết sẽ thấy rõ là các mạng tiếp thị liên kết hiện chỉ trả 1 tầng trực tiếp từ doanh thu mà bạn mang lại. Có một số mạng khuyến khích bằng cách tính thêm tính năng 2-tier nhưng chỉ áp dụng trong một thời gian nhất định khoảng 12 tháng đến 15 tháng và minh bạch trong cách tính nhằm khuyến khích các affiliate tham gia tích cực hơn.
Cách tính của một vài mạng đối với tính năng 2-tier không thể coi là “đa cấp” như nhiều người nghĩ và không thể vì chuyện này mà coi mảng tiếp thị liên kết là một mô hình bán hàng đa cấp.
Bán hàng đa cấp: Người mua không nhận được hỗ trợ từ phía nhà cung cấp dịch vụ
Bản chất của mô hình này là sản phẩm được phân phối tới mạng lưới và từ đó mới đến tay khác hàng nên khi có vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm thì khách hàng không thể tìm được công ty sản xuất để hoàn trả hay khiếu nại. Đó cũng là vấn đề nhiều nghi vấn khiến nhiều người nghi ngờ mô hình này.
Bạn cứ thử đặt mình vào vị trí người mua hàng, bạn sẽ nghĩ sao nếu sản phẩm không đạt chất lượng và không biết kêu ai?
Tiếp thị liên kết: Người mua/khách hàng được hưởng chính sách bảo hành và hỗ trợ trực tiếp từ nhà cung cấp/sản xuất
Trong khi đó, các mạng tiếp thị liên kết chỉ đóng vai trò trung gian giới thiệu khách hàng, mọi giao dịch và hỗ trợ sẽ được cung cấp trực tiếp từ nhà sản xuất nên khách hàng luôn cảm thấy an tâm. Dù bạn được giới thiệu mua hàng qua ai đó thì khi không hài lòng có thể yêu câu hoàn tiền nếu vẫn trong thời gian cho phép. Đây là sự khác biết lớn không thể lấp đầy giữa bán hàng đa cấp và tiếp thị liên kết.
Bán hàng đa cấp: Người bán tham gia vào tất cả các quy trình kể cả thanh toán
Như đã nói ở trên thì những ai đã là thành viên của bán hàng đa cấp sẽ kiêm nhiều việc từ thu nhận “đệ tử”, bán hàng, thanh toán và kiêm cả support nữa. Đây không phải là cách làm bền vững bởi không ai có thể làm mọi thứ hoàn hảo, ai cũng có thế mạnh về một mảng duy nhất, không thể bắt họ vừa làm kế toán vừa làm kỹ thuật và marketing được…
Tiếp thị liên kết: Người bán chỉ tham gia vào một quy trình duy nhất là tìm kiếm/giới thiệu khách hàng
Trong khi đó, tiếp thị liên kết chỉ tập trung vào 1 quy trình duy nhất là tìm kiếm và giới thiệu khách hàng mà không cần quan tâm đến mảng support hay thanh toán nên họ sẽ làm đúng chuyên môn và chuyên tâm hơn. Tất nhiên là sẽ hiệu quả hơn!
Bán hàng đa cấp: Chủ yếu tập trung vào mảng offline
Với các mạng ở VN mà blogviet đã biết thì hầu hết đều là dạng offline và tập trung vào các mối quan hệ thân thiết. Trên thế giới có một vài mô hình MLM đã cho phép dụng internet làm kênh thu nhận thêm thành viên nhưng cơ cấu trả thưởng vẫn không có nhiều thay đổi.
Tiếp thị liên kết: Hoàn toàn thực hiện online trên internet
Đối với tiếp thị liên kết thì hầu như mọi công việc đều thực hiện trên internet phản ánh đúng bản chất của mô hình này.
Bán hàng đa cấp: Bị áp lực về doanh số
Những ai đã và đang tham gia mảng bán hàng đa cấp sẽ thấy rõ áp lực doanh số cao như thế nào. Nếu “hai chân” phát triển không đều cũng coi như thất bại hoặc không được nhận hoa hồng. Chính vì áp lực này mà nhiều người tham gia bán hàng đa cấp bất chấp “quảng cáo sai” để đạt mục tiêu và gây ác cảm trong cộng đồng.
Tệ hơn nữa, những ai tham gia bán hàng đa cấp thường nhắm tới các đối tượng là người thân, bạn bè và đồng nghiệp đê môi giới tham gia. Họ là những người dễ bị mua chuộc nhất nhưng nếu đổ vỡ hoặc không thành công thì nguy cơ từ bạn thành thù là chuyện trong gang tấc.
Tiếp thị liên kết: Gần như không bị áp lực nào về doanh số
Bạn không bị áp lực về doanh số, bạn có thể nhận được hoa hồng dù chỉ là $ 1. Vẫn được tham gia như những người khác thậm chí doanh thu trong tháng bằng $ 0.
Bán hàng đa cấp: Bị chỉ trích và bị nhiều nước cấm
Ngoài việc áp dụng hệ thống trả thưởng không minh bạch cùng với phí thường niên vô lý mà người tham gia phải đóng đã khiến nhiều mạng bán hàng đa cấp bị cấm tại nhiều quốc gia và ngay tại Việt Nam cũng có những quy định hạn chế mô hình này.
Tiếp thị liên kết: Được khuyến khích và được các nhà cung cấp tin dùng
Trong marketing hiện đại, mô hình tiếp thị liên kết không những không bị cấm mà còn được khuyến khích và được là một trong những mô hình hiện đại và bền vững nhất hiện nay. Nó đánh giá đúng thực lực của những người tham gia và tạo sự an tâm + an toàn cho các nhà quảng cáo và nhà cung cấp dịch vụ. Bạn chỉ nhận được thù lao từ những việc bạn đã hoàn thành.
Với những sự khác biệt rõ rệt như thế, blogviet có thể tự tin mà khẳng định rằng, bán hàng đa cấp/kinh doanh theo mạng không phải là tiếp thị liên kết. Những thông tin cho rằng hai mô hình này chẳng qua là 1 đều là sự ngô nhận và có chủ ý nhằm níu kéo hay bao che cho những sự việc mờ ám hay không rõ ràng mà các mạng bán hàng đa cấp đang thực hiện tại Việt Nam hay trên toàn thế giới.
Bài viết này dựa trên kinh nghiệm của blogviet và có tham khảo rất nhiều nguồn trên thế giới nhằm mục đích làm sáng tỏ các nghi vấn bấy lâu nay liên quan đến 2 mô hình này.
Mọi ý kiến chia sẻ của các bạn luôn được chào đón!